Nếp nương là một món ăn đặc sản của các vùng Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng. Nếu chưa được thưởng thức món xôi nếp nương thì chưa được coi là đã đến Điện Biên. Để những ai không có dịp đến Điện Biên mà vẫn được thưởng thức món xôi này. Sau đây là cách nấu gạo nếp nương Điện Biên chuẩn công thức của dân tộc Thái Tây Bắc.
Đặc điểm của gạo nếp nương
Gạo được trồng trên nương, uống nước núi rừng nên không phải chỉ khi nấu mới có mùi thơm. Mà từ khi còn là hạt gạo, nếp nương Điện Biên đã mang trong mình một mùi hương thoang thoảng. Hạt nếp thơm, mềm dẻo, ngọt, là loại gạo nếp ngon nhất nhì. Đó chính là đặc sản có một không hai của Điện Biên, của núi rừng Tây Bắc.
Cây lúa ở đây sinh trưởng và phát triển trên mảnh đất màu mỡ của núi rừng thiên nhiên và nước suối , nước mưa . Do vậy lúa ở đây phát triển tự nhiên , hầu như không có sự can thiệp hoặc chấm Hạt gạo nếp Nương to dài có hạt trong hạt đục . Do điều kiện thời tiết nơi đây hầu như quanh năm toàn sương mù, đặc biệt khi vào mùa thu hoạch hạt gạo không bạc (trắng đục) được hết nên sẽ có hạt trong và hạt đục đặc trưng. Đó cũng là sự khác biệt đối với các loại gạo nếp ở đồng bằng. Cơm nếp Nương ( hay xôi nếp Nương ) có hương thơm ngon ngọt , dẻo đậm đà , bổ dưỡng , ăn nhiều không ngán.
Thành phần dinh dưỡng của nếp nương
Gạo nếp nương không sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Vậy nên nhiều người ví nó như là một đặc sản của trời đất ban cho con người. Gạo nếp nương Điện Biên có nhiều thành phần dinh dưỡng. Như Calori, Protein, Cacbon hydrat, các nguyên tố vi lượng. Từ gạo nếp nương, bà con vùng Tây Bắc sáng tạo ra nhiều món ngon vô cùng đặc sắc. Rất kỳ công và ngon miệng như làm bánh chưng nếp nương lá riềng, xôi ngũ sắc, bánh dày..,
Theo kết quả kiểm nghiệm cho thấy hàm lượng dinh dưỡng trong hạt gạo :
+ Hàm lượng Gluxit khoảng 70 – 73 %
+ Hàm lượng protein khoảng 8.3 %
+ Hàm lượng Lipid khoảng 1.4 % Đây là một trong những sản phẩm mũi nhọn của Bảo Minh vừa là sản phẩm tôn vinh đặc sản truyền thông các dân tộc thiểu số trong lĩnh vực lúa gạo cũng như là sản phẩm bản được giá trị cao cho nông dân vùng Tây Bắc giúp bà con giữ được giống cổ truyền và xóa đói giảm nghèo
Hướng dẫn sử dụng
Xôi nếp nương nổi tiếng nhất phải kể đến dân tộc Thái. Món này được làm rất công phu. Xôi đồ trong chõ gỗ đặc biệt được người Thái chế riêng cho món nếp nương. Nhờ chõ này mà xôi chín bằng hơi nước rất đều. Dù mềm, dẻo nhưng vẫn ngọt bùi vị sữa, lại chẳng hề may mảy dính tay. Người Thái còn pha thêm các loại rau, củ, thảo dược. Để được đĩa xôi hội đủ cả ngũ sắc xanh, tím, đỏ, trắng, vàng, cực kỳ bắt mắt!
Cách 1 : Nấu cơm nếp
Bước 1 : Đóng gạo Hầu hết nồi cơm điện đều có cốc đong gạo đi kèm để bạn có thể đong chính xác gạo cho một lần nấu , mỗi cốc khoảng 150g gạo tương đương 2 chén cơm , nếu không có bạn có thể tim hay sử dụng cốc đong gạo riêng để đo lường
Bước 2 : Ngâm gạo , vo gạo : vo gạo 2 lần với nước sạch
Bước 3 : Từng loại gạo sẽ có những tỷ lệ nước khác nhau , gạo mới thu hoạch sẽ ít nước hơn gạo đã để kho từ trên 60 ngày . Với gạo nếp nương thi nấu với tỉ lệ là 150g gạo dùng 110-115ml nước . Có thể điều chỉnh lượng nước theo tỷ lệ khối lượng gạo . Hoặc quý khách có thể điều chỉnh nước theo khẩu vị cho phù hợp
Cách 2 : Đồ xôi
Bước 1 : cho gạo nếp ngâm vào nước ấm khoảng 6-8 giờ . Khi ngâm nhớ cho một chút muối để xôi có vị đậm da hon .
Bước 2 : Canh nhiệt Cho nước vào nồi nấu xôi trước , đợi khi nhiệt độ sôi tăng cao mới bắt đầu đặt chỗ lên hấp . Lúc này , nên giữ nhiệt độ ổn định vì nếu tăng cao dễ khiến xôi bị cháy khét còn quá nhỏ sẽ làm xôi bị nhão . Thời gian hấp xôi chuẩn là từ 30 đến 40 phút để có nồi xôi ngon đúng điệu , cứ 10 phút nên mở nắp một lần để lau khô hơi nước trong nồi là được .
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI & BẢO QUẢN
- Gạo được đóng gói hút chân không 1 KG. Không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản, không mối mọt, không ảnh hưởng sức khỏe.
- Hạn sử dụng (khi chưa mở túi): 06 tháng kể từ ngày in trên bao bì
- Nên sử dụng hết trong vòng 1 tháng sau khi mở túi
- Bảo quản nơi thoáng mát
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.